Sơn chống nóng cho mái tôn là công việc luôn tiềm ẩn nhiều sai sót trên bề mặt sơn sau cùng nếu người thợ không có tay nghề hoặc chủ nhà chọn phải loại sơn kém chất lượng. Để có thêm kiến thức hơn về các vấn đề thường thấy này, cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Cũng giống như nhiều loại sơn khác, lớp sơn cách nhiệt cho mái tôn vẫn hay xuất hiện nhiều lỗi phổ thông khi không được thi công bài bản. Thông thường những khuyết điểm này có thể xuất phát từ các yếu tố chất lượng sơn, kỹ thuật sơn từ thợ,… Đa phần chúng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cách nhiệt nếu số lượng chỉ một vài lỗi nhỏ, tuy nhiên sẽ là vấn đề lớn khi gặp phải thợ sơn không cứng tay nghề, hoặc bạn chọn sai loại sơn do ưu tiên giá rẻ. Dưới đây là một số lỗi thường thấy khi sơn cách nhiệt cho tôn.
Sơn chống nóng mái tôn cũng có những vấn đề tương tự như các loại sơn khác
Sơn cách nhiệt hay các loại sơn khác nói chung đa phần thường mắc phải lỗi này khi pha sơn không đúng tỉ lệ, nhiều dung môi khiến thùng sơn sau khi pha bị loãng. Ngoài ra, kỹ thuật sơn của thợ cũng là yếu tố tạo nên những vết chảy kém thẩm mỹ trên bề mặt này. Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất phát từ máy móc thi công không đạt chuẩn, thiếu áp suất phun.
Cách khắc phục: Chờ lớp sơn khô hoàn toàn, dùng giấy nhám và dao sủi xử lý phần bị lỗi và trám sơn lại
Xem ngay: Hiệu quả làm mát tường nhà bằng sơn chống nóng KOVA.
Trong sơn chống nóng, người ta vẫn thường khuyên rằng càng nhiều lớp sơn sẽ càng tăng hiệu năng cách nhiệt, tuy nhiên, bạn nên cẩn thận bởi nếu sơn quá dày trong điều kiện máy móc không đạt chuẩn, áp suất phun không đều sẽ dễ dẫn đến tình trạng nghẹt hơi do mất cân bằng độ dày trên bề mặt tôn.
Cách khắc phục: Dùng giấy nhám hoặc dao sủi loại bỏ phần bị lỗi và bả sơn lại cho bề mặt.
Lớp sơn chống nóng cho mái tôn xuất hiện nhiều bọt khí do thợ sơn quá dày hoặc quá mỏng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bề mặt sơn bị nhăn như: nồng độ quá loãng, bề mặt sơn bẩn, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, lớp sơn bị ẩm ướt khi chưa khô, nhưng “kẻ chủ mưu” tác động lớn nhất lại chính là chất lượng lớp sơn lót. Loại sơn này nếu kém chất lượng, sau khi tiếp xúc với dung môi của sơn chống nóng sẽ dẫn đến hiện tượng màng sơn bị nhăn, kém chất lượng và không có tính thẩm mỹ.
Cách khắc phục: Tương tự như các lỗi khác, bạn có thể dùng giấy nhám hay dao sủi loại bỏ phần bị lỗi và trám sơn lại hoặc có thể phun thêm một lớp sơn dậm cho bề mặt bị lỗi đó.
Vấn đề này xuất hiện khi thợ sơn pha tỉ lệ dung môi quá nhiều, khiến cấu trúc lớp sơn sau khi hoàn thiện bị phá vỡ gây ra hiện tượng nứt chân chim trên bề mặt lớp sơn cách nhiệt của tôn.
Cách khắc phục: Pha thêm sơn và bả lại bề mặt bị nứt chân chim.
Lớp sơn bị nứt nẻ chân chim sau khi khô
Sự cố khi sơn là điều khó có thể tránh khỏi nếu bạn không kiểm soát tốt các yếu tố cần lưu ý. Tuy nhiên, nếu chúng lỡ xảy ra thì cũng đừng quá lo lắng! Các vấn đề luôn được giải quyết khi ta hiểu rõ chúng và xử lý một cách bài bản, sau đây là quy trình xử lý cho 4 sự cố trên cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo:
Các sai sót là yếu tố không thể tránh khỏi khi sơn chống nóng cho mái tôn. Bạn chỉ có thể giảm tối đa mức rủi ro đó mà không thể loại bỏ chúng. Nếu số lượng lỗi xuất hiện nhiều, hãy bình tĩnh nhận định vấn đề, đưa ra giải pháp và liên hệ thợ sơn sớm nhất để xử lý chúng kịp thời. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong khâu phòng tránh các rủi ro khi sơn cách nhiệt.
Xem thêm: Hiệu quả vượt trội từ sơn chống nóng KOVA CN-05 cho ngôi nhà thoáng mát, thoải mái
Việc sở hữu một chiếc ô tô không chỉ là giấc mơ của nhiều người…
Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, xe ô tô cần được đưa đến…
Inspecting the standards and infrastructure before renting factory office for rent in Vietnam plays a…
Sở hữu một chiếc ô tô là mơ ước của nhiều người, mở ra những…
Logistics is essential in today's global business landscape. Selecting the right warehouse for managing and…
Việc tìm kiếm và thuê kho xưởng nhỏ có thể là một nhiệm vụ khó…